5 điều mẹ thường hiểu lầm về cơ chế tiết sữa mẹ

5 điều hiểu lầm cơ chế tiết sữa mẹ

Cơ chế tiết sữa là một phản ứng tự nhiên của cơ thể mẹ, giúp mẹ sản xuất được sữa cho bé bú. Tuy nhiên, một số điều lại khiến mẹ thường hiểu lầm về cơ chế tiết sữa, làm cho mẹ bị bối rối và có khi dẫn đến việc bị thiếu sữa hay mất sữa, hoặc nguy hiểm hơn là mẹ có bệnh nhưng mẹ không biết. Vậy những hiểu lầm này là gì, sự thật ra sao thì mẹ đọc ngay bài viết bên dưới để hiểu đúng mẹ nhé

1. Cơ chế tiết sữa bắt đầu hoạt động sau khi sinh

Ngay từ quý thứ 2 của thai kỳ, mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa non để cho bé bú. Một số mẹ đã rỉ sữa từ giai đoạn này, đa số các mẹ còn lại đều không thấy có dấu hiệu này và đây là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường mẹ nhé.

Nhiều mẹ lại nghĩ rằng, việc vắt sữa vào cuối thai kỳ sẽ giúp mẹ kích thích được cơ chế tiết sữa và bé sau khi ra đời sẽ có nhiều sữa hơn để bé bú. Tuy nhiên điều này cực kỳ nguy hiểm mẹ nhé, việc kích thích bầu ngực vào thời gian này sẽ gây tăng tiết oxytocin nội sinh kèm cơn co bóp tử cung, gây nên hiện tượng sinh non. Vì vậy chỉ được thực hiện vắt sữa non khi mẹ có chỉ định của bác sĩ thôi nha mẹ

Sau khi bé chào đời, sữa non sẽ vẫn tồn tại trong bầu ngực mẹ 2-4 ngày và mẹ hãy cho bé bú ngay sau khi sinh để bé được “ăn” hết nguồn sữa non đầy quý giá này.

5 điều hiểu lầm cơ chế tiết sữa mẹ

2. Cơ chế tiết sữa mẹ chỉ có ở bầu ngực

Bầu ngực mẹ thật ra giống như một “khoang” chứa sữa, nhưng cơ chế tiết sữa lại chịu ảnh hưởng của 4 loại hormone (estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin) và các loại hormone này được điều tiết bởi não bộ, vì vậy cơ chế tiết sữa của mẹ thực chất là sự phối hợp của rất nhiều cơ quan chứ không chỉ riêng gì bầu ngực mẹ đâu nhen

- 15 điều mẹ hiểu lầm về cơ chế tiết sữa - 2

3. Tim có trách nhiệm “bơm sữa” đến bầu ngực

Sự hiểu lầm này xảy ra khi mẹ thấy trong sữa có lẫn máu, sữa có màu hồng,… Thực ra tim chỉ có trách nhiệm bơm máu và oxy tới mô tuyến vú của mẹ, còn sữa mẹ sẽ được tạo ra ở mô tuyến vú trên bầu ngực mẹ

Nếu mẹ thấy trong sữa có lẫn tia máu, mẹ hãy quan sát xem đầu ti mình có bị nứt hay không? Nếu không, mẹ hãy đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của viêm vú, xơ nag tuyến vú hay nhiều bệnh nguy hiểm về vú khác mẹ nha.

5 điều mẹ hiểu lầm về cơ chế tiết sữa - 3

4. Ngực nhỏ đồng nghĩa với việc mẹ “ít sữa”

Có lẽ các mẹ ngực nhỏ không ít lần nghe về việc ngực nhỏ thì làm sao đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm nhé vì việc ngực to hay nhỏ tùy thuộc vào mô mỡ, còn sữa lại được tiết ra từ mô tuyến vú và hầu hết tất cả chị em phụ nữ đều có số lượng mô tuyến vú giống nhau, vì vậy khả năng tiết sữa của các mẹ đều gần như giống nhau hoàn toàn.

Cơ chế tiết sữa mẹ dựa trên quy luật cung – cầu, vì vậy mẹ cho con bú càng nhiều, sữa sẽ càng sản xuất ra nhiều nên các mẹ sở hữu bộ ngực “nhỏ nhắn” đừng tự ti việc sẽ bị ít sữa nhé

5 điều mẹ hiểu lầm về cơ chế tiết sữa - 4

5. Chỉ khi bé bú, cơ chế tiết sữa mẹ mới hoạt động

Mẹ nghĩ rằng chỉ khi bé bú, cơ thể mới tiết sữa, còn lại thì bộ ngực sẽ được “nghỉ ngơi”

Sự thật là cơ chế tiết sữa mẹ sẽ hoạt động ngày đêm để đảm bảo mẹ luôn đủ sữa và sẵn sàng cho con bú. Tuy nhiên, cơ chế này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của bé, nếu mẹ cho bé ngưng bú hay bé bú ít sữa đi thì cơ thể mẹ sẽ tự động điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của bé và mẹ có thể sẽ bị tình trạng “mất sữa tạm thời”. Vì vậy mẹ hãy cho bé bú thường xuyên và đúng cữ để cơ chế tiết sữa hoạt động 1 cách hiệu quả nhất.

5 điều mẹ hiểu lầm về cơ chế tiết sữa - 4

 


 ✔ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 
 ✔ THAM GIA CỘNG ĐỒNG: 

Fanpage: Bé Cưng Online – Review đồ mẹ và bé

0 0 phiếu bầu
Xếp hạng bài viết
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận