Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai là thắc mắc của hầu hết các mẹ bầu, đặc biệt giai đoạn 3 tháng đầu. Các mẹ thường gặp tình trạng đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Mức độ ốm nghén ở mỗi mẹ bầu là khác nhau, có người nghén nặng nhưng cũng có người chỉ trải qua một vài lần là hết hẳn. Hãy cùng Bé Cưng Online tìm hiểu cách giảm nghén giúp mẹ nhẹ nhàng hơn trong thai kỳ nhé.
MỤC LỤC
1. Những nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu:
Có nhiều lý do cho tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu, trong đó có thể kể đến là hormone HCG tăng, các thay đổi về sinh lý khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn hay do thay đổi của hệ tiêu hóa,…
Sự tăng tiết hormone HCG (Human chorionic gonadotropin): HCG có vai trò kích hoạt các tế bào mầm của bào thai phát triển và trưởng thành. Đồng thời, HCG giúp kích thích tiết hormone sinh dục và hình thành giới tính của thai nhi. Chúng được sản sinh ra ngay sau khi trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ trên niêm mạc tử cung.
Sau đó HCG tăng nhanh và đạt ngưỡng tại thời điểm 2 tháng rưỡi của thai kỳ. Đây cũng là thời kỳ mà mẹ bị các chứng như buồn nôn, nôn ói trầm trọng nhất. Như vậy, nếu nguyên nhân là do HCG thì sẽ khó để giảm nghén khi mang thai của mẹ bầu.
Khứu giác của mẹ bầu nhạy cảm hơn: có nghiên cứu cho rằng có mỗi liên hệ giữa khứu giác với hormone estrogen ở nữ giới. Khi nồng độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khứu giác sẽ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn bình thường. Điều này giải thích lý do vì sao các mẹ bầu hay nôn ói khi gặp mùi lạ.
Thay đổi của hệ tiêu hóa: trong thời gian đầu mang thai, có nhiều biến đổi trong cơ thể của mẹ bầu, đặc biệt là sự tăng tiết hormone. Trong đó có progesterone – hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt nhưng đồng thời cũng giúp chuẩn bị cho cơ thể thụ thai và mang thai. Hormone này còn tăng tác dụng tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai nhi. Bên cạnh đó, progesterone còn tác động lên dạ dày, ruột và thực quản gây ra chứng chậm tiêu, tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến chứng khó chịu, buồn nôn và nôn ói của mẹ.
Vậy thì làm thế nào để giảm nghén cho mẹ bầu nếu các vấn đề đều liên quan tới hormone hay những biến đổi sinh hóa bên trong cơ thể?
2. Cách giảm nghén cho mẹ bầu không dùng thuốc
Đối với các mẹ bầu khi gặp tình trạng ốm nghén có người sẽ rất khổ sở. Bạn hãy thử tham khảo qua các cách giảm nghén sau đây nhé:
Ngửi gừng, chanh hoặc uống rượu gừng hoặc nước chanh cũng là một trong những cách hữu hiệu để giảm nghén trong suốt thai kỳ. Gừng được báo cáo là có tác dụng giảm nghén khi mang thai tương đương với vitamin B6. Tất nhiên, bạn chỉ cần uống một lượng vừa phải thôi nhé.
Xúc miệng thường xuyên nếu nước bọt tiết nhiều: khi vòm họng tăng tiết nước bọt, bạn hãy nhổ đi hoặc xúc miệng thường xuyên nhé, điều này sẽ giúp bạn giảm nghén đôi chút đó. Bởi có nhiều người cho rằng việc nuốt nước bọt quá nhiều sẽ làm tăng các triệu chứng của nôn nghén khi mang thai. Hoặc bạn có thể pha nước cùng với 1 thìa café soda, chúng sẽ giúp bảo vệ răng bạn không bị bào mòn bởi aicd dạ dày.
Để tránh khứu giác hoạt động mạnh mẽ, hãy hạn chế các thực phẩm có mùi gây buồn nôn, đồng thời hạn chế các đồ cay, nóng. Bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn như bình thường. Điều này sẽ hỗ trợ bạn tiêu hóa tốt hơn.
Chú ý đến khẩu phần ăn: Các thực phẩm khô như gạo trắng, bánh mì nướng khô hoặc khoai tây nướng cũng giúp bạn giảm nghén khi mang thai đấy. Ngoài ra, bạn nên bổ sung chất lỏng vào khẩu phần ăn bao gồm nước, đồ uống, canh, … khoảng 2 lít để cung cấp đủ nước cho cơ thể nhé.
3. Ốm nghén kéo dài bao lâu và đâu là dấu hiệu nghiêm trọng cần cảnh giác:
Theo thống kê, khoảng 1 nửa số mẹ bầu bị ốm nghén sẽ cảm thấy giảm các biểu hiện khi bước sang tuần thứ 14. Tuy nhiên một số mẹ bầu sẽ mất thêm khoảng 1 tháng sau đó mới trở lại bình thường. Nhiều trường hợp nghén nặng có thể kéo dài suốt thai kỳ mà không có dấu hiệu giảm.
Nếu bạn bị sút cân hoặc suy kiệt trong thời gian ngắn hoặc nôn nghén quá mức khiến bạn không sinh hoạt bình thường được hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn ngay nhé.
✔ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- [Review] Top 5 shop quần áo trẻ em nổi bật nhiều ưu đãi trên Shopee
- [Review] Top 5+ bình sữa cổ rộng cho bé được dùng nhiều nhất hiện nay
- [Review] Top 5 bình tập uống nước cho bé được tin dùng nhất 2021
- [Review] Top 7 ghế ăn dặm cho bé được dùng nhiều nhất
✔ THAM GIA CỘNG ĐỒNG:
Fanpage: Bé Cưng Online – Review đồ mẹ và bé